CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ CHO NGHỀ “ĐIỆN TỬ ”
( Ban hành kèm theo Quyết định số 45 / 2008 /QĐ - BLĐTBXH ngày02 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ lao động - Thương binh và xã hội )
I. Tóm tắt
Tên nghề: ĐIỆN TỬ
Mã nghề:
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương.
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 36
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề
II. Chương trình đào tạo và mục tiêu đào tạo
1. Mục tiêu đào tạo
Trung tâm dạy nghề thanh xuân đưa ra mục tiêu đào tạo trong chương trình dạy hoc sua dien tu: Dậy nghề tạo nên một nguồn nhân lực dồi dào trong hoạt động và sản xuất, đào tạo với trình độ trung cấp nhằm tạo cho học viên trình độ nghề một cách chuyên nghiệp và nghiệp vụ tốt trong nghành nghề điện tử. Trong dạy học áp dụng mục tiêu “học đi đôi với hành” tạo cho học viên một hành trang tốt và năng lực thực hành trong công việc nghề điện tử, tạo cho học viên có thói quen làm việc độc lập và có tổ chức, tạo điều kiện để học viên phát huy hết khả năng sáng tạo không ngừng để ứng dụng kỹ năng học trong công việc, đưa những công nghệ bản thân khám pha ra áp dụng thực tiễn. Học viên tự đánh giá được mức độ công việc, giải quyết tốt các vấn đề khó khăn trong ngành. Hình thành mội lối sống và làm việc có tính tác phong hợp lý, đạo đức nghề nghiệp là mục tiêu đặt lên hàng đầu.
2. Kỹ năng và kiến thức
a. Kiến thức: Trình bày được một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật để phân tích các hiện tượng hư hỏng một cách khoa học, hợp lí. Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử. Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng, của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện chuyên biệt được dùng trong thiết bị điện tử. Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử . Phân tích được nguyên lý hoạt động của các mạch điện, của các thiết bị điện tử trong thiết kế, kiểm tra sửa chữa. Tự thiết kế được một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng. Đáp ứng yêu cầu công việc sửa chữa hay cải tiến chế độ làm việc của thiết bị điện tử .
b. Kỹ năng: Vận hành được các thiết bị điện, điện tử . Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử . Bảo trì, sửa chữa được các thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc. Tổ chức, quản lý nhóm thợ trong hoạt động tổ nhóm. Hướng dẫn nghề nghiệp cho thợ có trình độ thấp hơn.
3. Chính trị, đạo đức, thể chất và quốc phòng:
a. Chính trị, đạo đức: Có một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hiến pháp, pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của công dân. Có hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng về định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Có hiểu biết về truyền thống dân tộc, của giai cấp công nhân. Đạo đức và nhân cách của người công nhân nói chung và công nhân điện tử nói riêng. Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của người công dân: Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp. Sống lành mạnh giản dị phù hợp vơí phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc. Luôn có ý thức học tập rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng mọi yêu cầu của công việc.
- Thể chất và quốc phòng: Có sức khoẻ để làm việc lâu dài trong các điều kiện khác nhau về không gian và thời gian. Có hiểu biết các loại hình thể dục thể thao để tham gia trong hoạt động, sinh hoạt cộng đồng. Có sức khoẻ và ý thức bảo vệ tổ quốc. Biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình giáo dục quốc phòng. Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần cảnh giác giữ gìn bí mật cơ quan, bí mật quốc gia. Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 210 h; Trong đó thi tốt nghiệp: 60h 2.2 Phân bổ thời gian thực học
- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 210 h
- Thời gian học các môn học, môđun đào tạo nghề: 2340 h . Thời gian học bắt buộc: 1785 h. Thời gian học tự chọn: 540 h. Thời gian học lý thuyết: 709h. Thời gian học thực hành: 1631 h.
III. Danh mục các môn học. Mô – Đun đào tạo. Thời gian và phân bố thời gian đào tạo. Đề cương chi tiết chương trình môn học. Mô – Đun đào tạo nghề bắt buộc.
1. Danh mục môn học – Mô-Đun đào tạo nghề bắt buộc
a. Các môn học chung
- Chính trị: MH01
- Pháp luật: MH02
- Giáo dục thể chất: MH03
- Giáo dục quốc phòng: MH04
- Tin học: MH05
- Ngoại ngữ: MH06
b. Các môn học mô-đun đào tạo nghề bắt buộc
b.1. Các môn học mô-đun kỹ thuật cơ sở
- Vẻ kỹ thuật: MH07
- Điện kỹ thuật: MH08
- Linh kiện điện tử: MH09
- Đo lường điện tử: MH10
- Mạch điện tử: MH11
- Vi mạch tương tự: MH12
- Kỹ thuật xung – số: MH13
- An toàn lao động: MH14
- Vẻ điện: MH15
- Máy điện: MH16
- Kỹ thuật cảm biến: MH17
- Trang bị điện: MH18
- Điện cơ bản: MH19
b.1. Các môn học – Mô-đun chuyên nghề
- Điện tử cơ bản: MH20
- Điện tử công xuất: MH21
- TT kỹ thuật xung – số: MH22
- Vi xử lý: MH23
- PLC: MH24
- Điện tử nâng cao: MH25
- Kỹ thuật CD: MH26
- Vi điều khiển: MH27
- Vi mạch số lập trình: MH28
- Thực tập PLC nâng cao: MH29
- Thực tập tốt nghiệp: MH20
2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc (Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1B và 2B)
IV. Hướng dẫn sử dụng CTKTĐCĐN để xác định chương trình dạy nghề.
1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề Dạy nghề điện tử tự chọn. Các mô đun tự chọn được thực hiện vào cuối khoá học nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cho người học. Đáp ứng được các yêu cầu khác nhau sau khi tốt nghiệp khi tham gia vào thị trường lao động. Căn cứ vào nhu cầu thị trường tại nơi đào tạo các trường tổ chức lựa chọn 3 trong 6 mô đun để thực hiện đảm bảo sao cho tổng thời gian đào tạo là 540 giờ, đủ với thời lượng qui định trong chương trình.
2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; Thời gian, phân bố thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn.
- Danh mục các môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn và phân phối thời gian:
- Kỹ thuật truyền thanh: MD31
- Kỹ thuật truyền hình: MD32
- Robot công nghiệp: MD33
- Cấu trúc máy tính: MD34
- Profibus: MD35
- Xử lý lỗi: MD36
3. Hướng dẫn xác định chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình dạy nghề của trường.
4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.
5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp.
- Kiểm tra kết thúc môn học: Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành. Lý thuyết: Không quá 120 phút. Thực hành: Không quá 8 giờ
- Thi tốt nghiệp:
+ Chính trị: - Hính thức thi: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm – Thời gian thi: Không quá 120 phút
+ Kiến thức và kỹ năng nghề
n Lý thuyết nghề: Hính thức thi: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm – Thời giant thi: Không quá 180 Phút
n Thực hành nghề: Hình thức thi: Thực hành – Thời gian thi: không quá 24 giờ
n Mô – đun tốt nghiệp( tích hợp lý thuyết với thực hành) : Hình thức thi: Thi lý thuyết và thực hành – Thời giant hi: không quá 24 giờ
6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.
7. Các chú ý khác:
- Các môn học chung được tổ chức thực hiện theo qui định chung của từng trường, đảm bảo sao cho phù hợp với qui mô đào tạo và lực lượng giáo viên.
- Môn pháp luật nên tổ chức ở đầu khoá; học chung với việc hướng dẫn nội qui, qui định của nhà trường để sinh viên có thể chấp hành tốt các qui định của nhà trường và pháp luật ngay từ đầu khoá học.
- Môn chính trị nên tổ chức ở cuối khoá gần với kỳ thi tốt nghiệp, để sau khi học xong sinh viên có thể tham gia thi tốt nghiệp đảm bảo chất lượng
KT. HIỆU TRƯỞNG