PHỤ LỤC 3
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2009 /TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Phụ lục 3A: CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
I. Tóm tắt nghề:
- Tên nghề: Kỹ thuật hoc nau an
- Mã nghề: 40810204
- Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
- Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 22
- Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề.
II. Mục tiêu đào tạo nghề.
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
a. Kiến thức:
- Người học được trang bị các kiến thức chuyên môn về kinh doanh ăn uống; tổ chức, chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác với các hình thức phục vụ ăn uống đa dạng (các bữa ăn thường, các bữa tiệc và ăn tự chọn...) đáp ứng các yêu cầu về chất lượng (đảm bảo giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan và vệ sinh an toàn thực phẩm); đồng thời phù hợp với khẩu vị, tập quán ăn uống của du khách trong nước và quốc tế.
- Người học nghề đầu bếp được cung cấp những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ kỹ thuật chế biến món ăn như: Quản trị tác nghiệp, sinh lý dinh dưỡng, thương phẩm và an toàn thực phẩm.
- Người học được cung cấp các kiến thức bổ trợ về nghiệp vụ chế biến món ăn như: Văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, hạch toán định mức, nghiệp vụ chế biến bánh và món ăn tráng miệng, kỹ thuật trang trí cắm hoa.
- Cung cấp cho người học những kiến thức khác có liên quan đến nghề Kỹ thuật chế biến món ăn.
- Người học còn được cung cấp: Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng, giáo dục thể chất; Các kiến thức về tin học, ngoại ngữ
b. Kỹ năng:
- Hình thành cho người học các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản trong chế biến món ăn trong khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác.
- Hình thành cho người học khả năng làm việc độc lập; tham gia làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ vào công việc ở mức độ cơ bản
- Rèn luyện cho người học sức khoẻ, đạo đức và ý thức kỷ luật cao
- Người học có khả năng tìm việc làm; tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
a. Chính trị, đạo đức:
- Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng, về Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.
- Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử.
- Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.
b. Thể chất, quốc phòng:
- Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khoẻ.
- Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
- Trang bị cho người học một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm:
- Sau khi tốt nghiệp người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí từ nhân viên sơ chế, nhân viên chế biến trực tiếp, thợ nấu chính...; hoặc các vị trí khác trong nhà bếp tuỳ theo khả năng và yêu cầu của công việc cụ thể.
III. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian của khóa học: 2 năm
- Thời gian học tập: 104 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 180 giờ; Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ, trong đó:
+ Thời gian học bắt buộc: 1800 giờ; Thời gian học tự chọn: 540 giờ.
+ Thời gian học lý thuyết: 540 giờ;Thời gian học thực hành: 1800 giờ
3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở: 1200 giờ . (Danh mục các môn văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập và các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo người học có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).
IV. Danh mục môn học , Mô – Đun đào tạo bắt buộc , thời gian và phân bố thời gian:
1. Các môn học chung:
n Pháp luật: MH 01
n Chính trị: MH 02
n Giáo dục thể chất: MH 03
n Giáo dục quốc phòng-An ninh: MH 04
n Tin học: MH 05
n Ngoại ngữ cơ bản: MH 06
2. Các môn học, Mô – Đun đào tạo nghề bắt buộc:
a. Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở.
n Tổng quan du lịch và khách sạn: MH 07
n Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch: MĐ 08
b. Các môn học, mô đun chuyên môn nghề:
n Ngoại ngữ chuyên ngành: MĐ 09
n Quản trị tác nghiệp: MĐ 10
n Thương phẩm và an toàn thực phẩm: MĐ 11
n Sinh lý dinh dưỡng: MĐ 12
n Chế biến món ăn: MĐ 13
n Thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở: MĐ 14
V. Chương trình môn học, Mô – Đun đào tạo bắt buộc: (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
VI. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung trình độ trung cấp nghề để xây dựng chương trình đào tạo nghề.
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề dạy nấu ăn tự chọn.
+ Tổng thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn là 540 giờ chiếm 23,1% tổng số thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề (2340 giờ).
+ Để xác định thời gian cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cũng dựa trên phân tích công việc như đối với các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.
a. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
n Văn hoá ẩm thực: MH 15
n Xây dựng thực đơn: MD 16
n Hạch toán định mức: MĐ 17
n Nghiệp vụ nhà hàng: MĐ 18
n Chế biến bánh và món ăn tráng miệng: MĐ 19
n Môi trường và an ninh - an toàn trong du lịch : MĐ 20
n Kỹ thuật trang trí cắm hoa: MĐ 21
n Nghiệp vụ thanh toán: MĐ 22
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
b. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
+ Chọn các môn học, mô đun sao cho đảm bảo quỹ thời gian thực học tự chọn tối thiểu quy định trong chương trình khung
+ Để xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường như: Nhu cầu của người học (nhu cầu của các doanh nghiệp). Trình độ đội ngũ giáo viên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nấu ăn.
+ Các trường có thể chọn một, hai, ba... trong số các môn học, mô đun tự chọn trong danh mục ở bảng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là 540 giờ (chiếm 23,1% tổng thời gian các môn đào tạo nghề) trong đó có ít nhất 360 giờ thực hành.
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:
n Chính trị:
+ Hình thức thi: Thi viết
+ Thời giant hi: Không quá 120 phút
n Văn hóa THPT đối với hệ tuyển sinh THCS
+ Hình thức thi: thi viết, trắc nghiệm
+ Thời giant hi: Không quá 120 phút
n Kiến thức, kỹ năng nghề: Bao gồm
Ø Lý thuyết nghề: Quản trị tác nghiệp:
+ Hình thức thi: Thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm
+ Thời gian thi: Không quá 120 phút
Ø Thực hành chế biến món ăn:
+ Hình thức thi: Bài thi thực hành.
+ Thời gian thi: Không quá 4 giờ
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:
n Thể dục, thể thao:
+ thời gian: 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày.
n Văn hoá, văn nghệ: Qua các phương tiện thông tin đại chúng và Sinh hoạt tập thể
+ Thời gian: Ngoài giờ học hàng ngày. Sinh hoạt tập thể: 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần
n Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, người học có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu
+Thời gian: Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần
n Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể
+ Thời gian: Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật
n Tham quan thực tế
+ Thời gian: Mỗi học kỳ 1 lần
4. Các chú ý khác:
a. Chú ý về chương trình đào tạo và đề cương chi tiết:
+ Đề cương chi tiết và chương trình chi tiết các môn học chung bắt buộc theo quy định và hướng dẫn chung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc được xác định dựa trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề kỹ thuật chế biến món ăn.
+ Cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo.
b. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn: Cần căn cứ vào các nội dung chính trong Đề cương chi tiết chương trình của từng môn học/mô đun để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học/mô đun đó, cụ thể như sau:
+ Mục tiêu môn học/mô đun.
+ Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học.
+ Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương, từng bài cụ thể đã được xác định.
+ Hướng dẫn thực hiện chương trình.
c. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp: Tất cả các môn học, mô đun đào tạo nghề khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học.
+ Hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành
+ Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút, Thực hành: Không quá 8 giờ.
+ Mỗi môn học/mô đun có từ 02 đơn vị học trình (cứ 15 giờ học là 01 đơn vị học trình) trở lên sẽ có một bài kiểm tra hết môn
+ Thời gian làm bài kiểm tra hết môn: tối đa là 120 phút
+ Bài kiểm tra hết môn có: Các câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong khoảng1đến 5 phút, Các câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong khoảng 15 phút
d. Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung phần thực hành nghề tại cơ sở
+ Thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng đã được học tập tại trường vào môi trường nghề nghiệp thực tế.
+ Nội dung thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở là bao gồm những nội dung người học đã được học tại trường (tùy từng đợt thực hành) đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để áp dụng vào công việc thực tế
+ Có thể phân bổ nội dung thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở theo ba hướng sau: Người học thực hành tại các cơ sở chế biến món ăn, nhà hàng, khách sạn... có công việc phù hợp với nghề nghiệp. Trong trường hợp này cần có giáo viên, hoặc người hướng dẫn (có thể là người có kinh nghiệm trình độ đang làm việc tại các cơ sở) hướng dẫn người học. Thực hành các nghiệp vụ chế biến món ăn (có giáo viên hướng dẫn) tại các xưởng của nhà trường hoặc các cơ sở do nhà trường liên kết, thỏa thuận. Kết hợp cả hai hình thức nói trên.
+ Việc lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như phân bổ thời gian thực hành tùy điều kiện từng trường có thể lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như chia thành các đợt thực hành với thời lượng hợp lý, đảm bảo về thời lượng và các mục tiêu, nội dung cơ bản nói trên.