Sau đây mình xin chia sẻ với các bạn: Cách trị hôi chân nhanh và hiệu quả tại nhà cùng đọc và tìm hiểu thông tin dưới đây nhé:
Để phòng chữa hôi chân, bạn chỉ cần thực hiện các nguyên tắc sau:
- Không đi chân đất ở những nơi công cộng có khả năng lây nhiễm bệnh cao.
- Đi loại tất thấm hút tốt. Mùa hè cần đi giày có lỗ thoáng hoặc dép.
- Hằng ngày phải rửa chân từ 2 lần trở lên, nhất là đối với người đã nhiễm bệnh. Chú ý kỳ cọ sạch các ngón, nhất là các khe ké. Sau khi rửa, phải lau thật khô bằng khăn bông thấm nước, dùng khăn mềm để không làm sây sát da chân.
- Khi đã mắc bệnh hôi chân, cần khám để xác định có phải nấm không rồi mới dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu có thuốc chống hôi chân, thuốc chống nấm, cần rắc hay xịt vào bàn chân, khe kẽ các ngón chân, vào bít tất và giày.
- Nếu bị nấm ăn các khe kẽ chân, phải khám và điều trị triệt để; vệ sinh giày; tất sau khi giặt cần là kỹ, hoặc luộc trước khi giặt.
- Xử lý vệ sinh và xịt thuốc vào giày mỗi ngày.
Cách trị hôi chân đơn giản, dễ làm từ nguyên liệu thiên nhiên
Trị hôi chân bằng: Củ cải trắng
- Dùng nửa củ cải trắng, cắt thành lát mỏng, cho vào nồi, đổ lượng nước vừa đủ. Để lửa to đun sôi trong 3 phút, sau đó ninh lửa nhỏ trong 5 phút, rồi đổ ra chậu, đợi cho nguội bớt, cho chân vào ngâm rửa. Ngâm rửa trong vài ngày liên tục có thể khử sạch mùi hôi.
Trị hôi chân bằng: Muối+gừng
- Cho lượng muối vừa đủ, vài lát gừng tươi vào nước đun sôi, để nguội bớt rồi ngâm rửa chân trong vài phút. Cách này không chỉ giúp khử mùi hôi, mà còn có thể tiêu trừ mệt nhọc, đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Trị hôi chân bằng: Đậu nành
- Dùng 150g đậu nành, 1 lít nước, đun với lửa nhỏ trong 20 phút, để nước đủ ấm dùng ngâm chân. Cách này trị mùi hôi chân rất hiệu quả, lại giúp bảo vệ da chân. Thông thường ngâm rửa liên tục 3-4 ngày sẽ thấy công hiệu.
Trị hôi chân bằng: Lá sung
- Lấy vài lá sung đun với nước trong khoảng 10 phút, đợi nước đủ ấm, dùng ngâm chân trong 10 phút. Mỗi ngày 2 lần, thông thường 3-5 ngày sẽ hết mùi hôi.
Trị hôi chân bằng: Dấm
- Có thể dùng bông tẩm dấm bôi lên chân có mùi hôi, có tác dụng trị ngứa và diệt khuẩn. Những chỗ hơi bị bong da, có thể bôi một lần giữ được trong nửa tháng. Khi bị lại, lại tiếp tục bôi như vậy.
Trị hôi chân bằng: Bia
- Đổ 1 chai bia vào chậu nước, cho nước vừa đủ. Rửa sạch chân, sau đó cho vào chậu nước bia ngâm rửa trong 20 phút, rồi rửa sạch lại. Mỗi tuần làm 1-2 lần.
Trị hôi chân bằng: Tỏi tây
- Rửa sạch 250g tỏi tây, giã nát cho vào chậu nước, đổ nước sôi vừa đủ. Đợi nước đủ ấm, ngâm chân trong nửa tiếng. Một tuần ngâm rửa 1 lần, có tác dụng rất tốt.
Trị hôi chân bằng: Lô hội
- Ngày hè, dùng chất nhờn từ lá lô hội xoa lên vùng chân có mùi hôi, rồi để khô tự nhiên có tác dụng trị mùi hôi rất tốt. Mỗi lần dùng 1 lá cho 1 chân.
Trị hôi chân bằng: Vỏ lê
- Dùng vỏ lê xoa trực tiếp lên vùng chân có mùi hôi cũng có công dụng khử mùi.
Trị hôi chân bằng: Phèn chua
- Tán phèn chua thành bột, xoa lên lòng bàn chân trong 10 phút. Làm liên tục khoảng 3-4 ngày chân sẽ không bị ra mồ hôi gây mùi khó chịu. Cách này có thể giữ trong 7-8 tháng không bị lại.
Buổi tối trước khi đi ngủ, nên ngâm, rửa chân bằng nước ấm có pha chút muối từ 20 - 30 phút. Có thể dùng nước trà để thay thế
- Nghiền nhỏ 50g axit boric, rắc đều lên lòng bàn chân và các kẽ chân. Axit giúp thấm hút mồ hôi và giữ chân luôn khô thoáng. Rửa sạch chân trước khi đi ngủ.
- 50 - 100g vỏ quế khô đun kỹ với 500ml nước. Dùng nước này để rửa và ngâm chân hàng ngày sẽ giảm được đáng kể mùi hôi chân.
- Cho một thìa cà phê hiđrôxit natri vào 100ml nước ấm, dùng khăn bông mền thấm đều dung dịch rồi lau sạch bàn chân và các kẽ chân.
- Dùng rơm, dạ sạch phơi khô rồi đốt thành tro. Đặt lòng bàn chân lên tro từ 10 - 15 phút mỗi ngày. Loại tro này khô và có khả năng hút ẩm rất tốt nên sẽ làm khô chân và giảm đáng kể lượng mồ hôi tiết ra.
Chữa trị thối chân bằng đông y:
Khi căn bệnh hôi chân trở nên trầm kha và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày thì đã đến lúc phải dùng những bài thuốc “nặng đô” hơn.
- Đối với chân bị lở loét, nặng mùi, hãy lấy một trong những loại cây sau: khô phàn, hoàng bách, ngũ bội tử, ô tặc cốt, sau đó xay nhỏ. Sau khi rửa sạch chân, hãy rắc bột này vào chỗ lở loét.
- Đối với chân bị mụn nước, hôi thối, bạn lấy khổ sâm, bạch tiên bì, rau sam, xa tiền thảo, mỗi loại 30g; cây thương truật, hoàng bách mỗi loại 15g, sau đó nấu lên rửa chân 1 – 2 lần mỗi ngày. Những loại thuốc này rất tốt đối với chân bị mụn nước và vi khuẩn lây nhiễm.
- Đối với chân bị mòn gót, nứt nẻ gót chân, bạn lấy một trong các vị sau: bạch phụng tiên hoa 30g, tạo giác 30g, hoa tiêu 15g, cho vào 250g giấm và ngâm trong vòng 1 ngày. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn lấy ra ngâm chân khoảng 20 phút, trị liên tục trong vòng 7 ngày.
Lưu ý: Nếu chân có tổn thương hở hoặc vùng da bị tổn thương không được áp dụng các phương pháp trên. Khi chân có mùi hôi ngày càng nặng do lở loét, nấm, viêm da… nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị thích hợp. Để phòng chứng hôi chân, cần giữ gìn vệ sinh bàn chân sạch sẽ, giữ da luôn khô ráo, thông thoáng, thường xuyên thay tất và đi các loại giày, dép thoáng khí…
Đừng quên nhấn LIKE và Chia Sẻ để ủng hộ mình nếu bài viết có ích !