II. Nghiên cứu từ khóa
1. Tại sao phải nghiên cứu từ khóa ?
2. Các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí.
3. Nghiên cứu từ khóa bắt đầu từ đâu ?
4. Học cách sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí.
5. Đánh giá từ khóa, tiêu chí lựa chọn từ khóa !
1. Tại sao phải nghiên cứu từ khóa ?
Như bài viết trước tổng quan về SEO trên Dịch vụ marketing của mình các bạn đã biết SEO là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm giúp website của bạn thân thiện hơn với người dùng cũng như bộ máy Google.
Có khả năng lên top với nhiều TỪ KHÓA (KEYWORDS) để người dùng dễ dàng nhìn thấy website của mình cũng như biết đến những : dịch vụ, sản phẩm, hay bất kì gì mà mình muốn cung cấp bên ngoài ... mà đó lại là những tìm kiếm mang lại khách hàng hoàn toàn chủ động và có tiềm năng rất cao. Và quan trọng nhất vẫn phải là làm sao để có lợi nhuận sau khi TỪ KHÓA đã SEO lên
Đọc tới đây chắc các bạn đã tự trả lời cho mình : Tại sao phải nghiên cứu từ khóa rồi chứ ?
Có thể bạn chưa đọc : Tìm hiểu tổng quan về SEO và các yêu tố chính trong SEO
2. Các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí.
1. Google Adwords Planner ( công cụ chính )
2. Google trends
3. Google search box
4. Google global market finder
5. Uber suggest
3. Nghiên cứu từ khóa bắt đầu từ đâu ?
* Phân tích nhu cầu khách hàng :
• Phân tích lượng tìm kiếm
• Xác định đối thủ
• Độ cạnh tranh
• Tìm kiếm từ khóa ROI tốt
* Những lỗi hay mắc phải khi làm bộ từ khóa :
• Nghĩ rằng từ khóa này hiệu quả
• Ko tiến hành PHÂN TÍCH từ khóa
• Ko biết bắt đầu từ đâu
• Không có phương pháp làm
4. Học cách sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí.
a. Google Adwords Planner ( công cụ chính sử dụng xuyên suốt trong quá trình phân tích từ khóa )
Truy cập tại : https://adwords.google.com/ko/KeywordPlanner/Home
- Nhập ý tưởng về từ khóa
- Chọn vị trí ngôn ngữ
- Chọn chính xác
- Nhập captcha
- Nhận các giá trị và gợi ý
b. Google trends : https://www.google.com/trends/?hl=vi
- Cho chúng ta biết vùng miền nào Search từ khóa nhiều nhất
- Cho gợi ý từ khóa : tiếp tục đưa vào Google AdwordsPlanner để tiếp tục phân tích từ khóa
c. Google search box
- Tích vào setting (Cài đặt) >> Search Setting >> Never show Instantresults.
Tích vào phần Save.
- Khi tìm kiếm sẽ hiện ra 10 gợi ý về từ search >> Đưa vào Google Adwordsplanner >> nghiên cứu tiếp từ khóa
* Kinh nghiệm để có được gợi ý tại Google Search Box :
• Tạo thói quen truy cập site của mình thông qua Google = chính search box mình mong muốn.
• Yêu cầu nhân viên, người nhà, bạn bè khi truy cập site của mình cũng thông qua search box đó
• Điều hướng khách hàng 1 cách khéo léo, làm sao cho khách tìm đến mình bằng chính những từ khóa đó
• Sử dụng thủ thuật gây tò mò với người xem
• Sử dụng công cụ để kiểm tra xem số lượng truy cập bằng search box và địa chỉ IP. Và bạn hãy đọc qua bài hướng dẫn cài hitstats để kiểm tra IP thành viên
* Khi search từ khóa, chú ý:
1. Xóa lịch sử trình duyệt (Cookie) trước khi search
2. Với cùng 1 từ khóa nên cách nhau 30s rồi lại xóa lịch sử trình duyệt sau đó mới tìm lại từ đó
3. Search xong phải truy cập vào site của người cần search box
4. Ở lại trong site đó tối thiểu 60s
5. Mẹo: Trong danh sách có những từ search nhiều lần vậy search hết 1 lượt sau đó xóa lịch sử trình duyệt rồi tiếp tục với những từ search nhiều lần.
6. Công việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn, thời gian không nhiều 5p – 15p trong ngày. (Mách nhỏ: nếu có nhân viên là 1 lợi thế)
d. Google global market finder :
http://translate.google.com/globalmarketfinder/index.html
http://translate.google.com/globalmarketfinder/index.html
Cho biết từ khóa đang search ở thị trường nào nhiều nhất, thị trường nào đang sử dụng từ khóa gì ?
- Vào google search từ khóa, rồi vào google Global market Finder.
- Chuyển về tiếng Việt để sử dụng.
e. Uber suggest : http://ubersuggest.org/
Cho chúng ta nhiều gợi ý hơn, và tiếp tục đưa sang Google Adwordsplanner để phân tích tiếp
5. Đánh giá từ khóa, tiêu chí lựa chọn từ khóa !
* Đánh giá từ khóa :
allintitle:"keywords" : cú pháp xem có bao nhiêu website cạnh tranh cùng từ khóa
Chú ý : chữ a không viết hoa và sau dấu “:” không có dấu cách, từ khóa cũng không có dấu cách.
KEI : Chỉ số hiệu quả của từ khóa : KEI = Sv2/C
Sv : Lượng Search của từ khóa
C : Số lượng website cạnh tranh
KEI càng cao thì từ khóa càng tốt, KEI < 1 không tốt .
STT | Từ khóa | Cạnh tranh | Số lượng tìm kiếm | KEI = Sv2/C |
* Quy tắc chọn lựa từ khóa
• Mức độ cạnh tranh thấp
• Khối lượng tìm kiếm
• Giá trị chuyển đổi cao
• KEI tốt
Đừng quên nhấn LIKE và Chia Sẻ để ủng hộ mình nếu bài viết có ích nhé !
Nếu có thắc mắc gì các bạn vui lòng comment phía dưới để mình giải đáp nhé :)