Chưa bao giờ, ba từ “Kỹ năng mềm” lại được nhiều người quan tâm như hiện nay, tại sao vậy?
Trong công thức thành công thì kỹ năng mềm chiếm 75%, 25% còn lại là từ kiến thức chuyên môn. Kỹ năng cứng (kiến thức chuyên môn) chỉ tạo tiền đề, còn kỹ năng mềm mới tạo chiều sâu để phát triển, là chất xúc tác, phương tiện để chuyển tải các kiến thức chuyên môn.
Bài viết có thể bạn quan tâm :
Thực trạng của nền giáo dục, các kỹ năng mềm chưa được đưa vào giảng dạy hợp lý, không có thực hành, thực tiễn. Cũng chính bởi vậy, nhiều sinh viên dù ra trường với tấm bằng đại học loại khá, giỏi, nhưng kỹ năng mềm yếu kém nên không được các nhà tuyển dụng chú ý, thậm chí vô cùng chật vật mới tìm được một công việc không đúng chuyên ngành.
Có những loại kỹ năng mềm nào?
Nếu kỹ năng cứng là trình độ học vấn, chuyên môn, kiến thức logic, đại cương, lý thuyết, định lý…thì đơn giản mềm không phải là cứng, và nôm na chúng ta có thể khái niệm như sau:
Kỹ năng mềm (Kỹ năng thực hành xã hội) là kỹ năng thuộc về bản thân con người, không mang tính chuyên môn, không đánh giá được bằng văn bản giấy tờ, được đo bởi chỉ số cảm xúc EQ.
Và biểu hiện của kỹ năng mềm là muôn và mẫu sắc trong cuộc sống: Bạn muốn tỏ tình với một chàng trai? Bạn mới ra trường và muốn nhanh chóng lọt vào mắt nhà tuyển dụng? Bạn muốn đề nghị sếp tăng lương khi cảm thấy chưa thỏa đáng? Tất cả những vấn đề đó đều cần đến kỹ năng mềm khéo léo của bạn.
Kỹ năng mềm bao gồm rất nhiều lĩnh vực mà có thể bạn không biết cho đến khi đọc những liệt kê về các kỹ năng cần có để thành công trong công việc dưới đây:
- Kỹ năng học và tự học (Learning to learn)
- Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
- Kỹ năng giao tiếp (Communication skills)
- Kỹ năng đặt mục tiêu (Goal setting skills)
- Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
- Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills)
- Kỹ năng tạo động lực làm việc (Motivation skills)
- Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills)
- Kỹ năng ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills)
- Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills)
- Kỹ năng lãnh đạo và quản lý bản thân (Self-leadership skills)
- Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
- Tinh thần tự tôn (Self esteem)
Giải pháp nào cho phát triển kỹ năng mền?
Nếu hỏi nâng cao kỹ năng mềm dễ hay khó thì chắc chắn câu trả lời là khó, rất khó, nếu không khó thì cơ bản chúng ta đã thành công hết rồi.
Còn nếu hỏi rằng có rèn được không thì có, hoàn toàn có thể rèn, tập, luyện, thực hành, thành công và tôi sẽ chỉ ra cho các bạn một vài phương pháp tiếp cận:
Một là phải ý thức được tầm quan trọng, coi đây là phương tiện chuyển tải kiến thực và cần làm tốt, làm bằng được mới có thể thành công;
Hai là tập luyện, trau dồi hàng ngày bạn cần chủ động tìm kiếm các cơ hội học tập, làm việc, giao tiếp để nâng cao kỹ năng bản thân, tập luyện mọi lúc mọi nơi có thể, bạn cũng có thể phân loại kỹ năng mềm và tập theo nhóm kỹ năng và nhóm bạn bè khác nhau để cùng phát triển
Ba là tự tin, manh dạn, bạn nên nhớ rằng cái gì cũng có lần đầu cần phải vượt qua nó, rồi bạn sẽ có những trải nghiệm và tự tin vô cùng cho các lần sau;
Bốn là tham gia cá khóa đào tạo (nếu có điều kiện) các bạn có thể tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, các khóa này sẽ giúp các bạn hiểu về nguyên tăc cơ bản, giúp các bạn được giao lưu, trải nghiệm, tăng phần tự tin
Thứ năm các nhà trường nên coi đây là một bộ môn quan trọng để đưa vào giảng dậy, giúp sinh viên, học sinh, khám phá phát triển kỹ năng mền;
Nếu bạn lạc trong rừng, điều giúp bạn sống sót và thoát khỏi chính là kỹ năng của bạn, để làm nên thành công cũng vậy bạn cần rèn luyện cho mình các kỹ năng mền cho hành trang cuộc sống của mình và theo dõi chuyên trang của tôi, tôi sẽ gợi mở, hướng dẫn các bạn dần hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng mền.