Dù là sinh viên hay đã đi làm, thì kỹ năng thuyết trình vẫn là một trong số những kỹ năng mềm đặc biệt quan trọng. Kỹ năng thuyết trình không chỉ giúp bạn thể hiện nội dung bài tập trên lớp, khẳng định kiến thức, giúp bán hàng nhiều hơn, thu hút công chúng hơn mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong việc thể hiện khả năng tự tin trước đám đông. Đừng nghĩ làm nghề kinh doanh hay PR mới cần thuyết trình. Thực tế hiện nay, bất cứ nghề gì cũng cần bạn hoàn thiện khả năng đặc biệt này.
Kỹ năng thuyết trình là gì ?
Bạn đang đứng trước lớp trình bày bài tập nhóm của mình. Bạn giới thiệu công dụng sản phẩm của doanh nghiệp trong một hội chợ. Bạn đưa ra mục tiêu của chương trình tình nguyện và phát động mọi người hưởng ứng. Bạn đang thể hiện khả năng thuyết trình của mình đấy!
Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể: hiểu, tạo dựng quan hệ và thực hiện. Dù bạn làm trong công ty có quy mô lớn hay nhỏ, nhất là các công ty nước ngoài thì việc thuyết trình là điều hiển nhiên. Do đó, bạn cần chế ngự được nỗi sợ hãi này nếu không muốn cơ hội thăng tiến của mình bị cản trở.
Như vậy, mục tiêu của thuyết trình suy cho cùng là vì người nghe, giúp người nghe nắm vững kiến thức, kỹ năng, thay đổi thái độ hành vi hoặc hình thành tình cảm sau khi nghe phần trình bày của bạn. từ đó có thể thấy, mấu chốt vấn đề ở đây không phải do người thuyết trình nói gì, mà người nghe thực sự đã nhận được gì sau buồi thuyết trình. Một bài thuyết trình được đánh giá cao không chỉ trang bị được nhận thức cho người nghe, hình thành cảm xúc mà còn phải thúc đẩy được hành động cho người nghe nữa.
Để có một bài thuyết trình tốt!
Thứ nhất: Xác định mục tiêu
Xác định mục tiêu của thuyết trình là vô cùng quan trong. Bạn muốn truyền đạt điều gì đến người nghe qua bài thuyết trình? Bạn cần người nghe hiểu gì? Quan hệ gì bạn muốn tạo dựng đằng sau bài thuyết trình?
Thứ hai: Biết người nghe cần gì
Hãy đặt địa vị của mình vào người nghe để tạo hứng thú và hướng đến những gì người nghe thực sự cần. Bạn không thể thuyết trình quá nhiều về việc nấu món vịt om sấu trong khi người nghe muốn hiểu về cách làm món thịt kho tàu được.
Mặt khác, vốn kiến thức của người nghe về vấn đề bạn đang nói đến đâu, người nghe có địa vị như thế nào, tâm trạng của họ cũng cần được tìm hiểu kỹ để có bài thuyết trình hiệu quả. Điều đó giống với việc bạn không thể ăn nói suồng sã với đối tượng là cấp trên yêu thích sự nghiêm túc.
Thứ ba: Bán sát nội dung
Bạn cần phân tích ý tưởng và xây dựng các nội dung đa dạng, đa chiều, có những ẩn dụ, so sánh, hình ảnh, những điểm nhấn, những câu hỏi gợi mở giúp người nghe thấy thú vị không nhàm chán.
Khi thuyết trình bạn cũng cần bám sát với nội dung, đừng làm phí công chuẩn bị của mình, đừng để lỡ một dung nào.
Thứ tư: Bạn cần biết đánh giá một bài thuyết trình
Bạn cần phải biết rõ điều này, để đặt mình vào người nghe, căn chỉnh nội dung, căn chỉnh thời gian hợp lý hay dùng từ ngữ phù hợp và cứ mỗi lần thuyết trình xong bạn cần biết, tự đánh giá rồi tự rút kinh nghiệm cho bản thân qua những yếu tố chính như sau:
- Không làm mất thời gian của người nghe
- Hiểu về người nghe và lý do họ lắng nghe bạn
- Cấu trúc bài thuyết trình chặt chẽ
- Cách dẫn dắt lôi cuốn và hấp dẫn
- Nhấn mạnh thông điệp
- Xây dựng với người nghe mối quan hệ thân thiết
Làm thế nào để hoàn thiện kỹ năng thuyết trình?
Thứ nhất: Tự tin
Tự tin sẽ là cơ sở giúp bạn thể hiện tốt hơn, bạn phải tạo cho mình một hình ảnh tự tin trước đám đông, một giọng nói khỏe khoắn, rõ ràng, ngữ điệu, âm vực tốt để thu hút người nghe, bạn cũng tự tin giao lưu, di chuyển với người nghe.
Hay hít thở thật sâu, nắm tay thật chặt trước khi bạn bắt đầu, bạn sẽ tự tin và đỡ hồi hơn.
Thứ hai: Trau dồi kiến thức
Khả năng của thuyết trình là kỹ năng tạo thành qua việc trau dồi mỗi ngày, nắm vững kiến thức và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngoài kiến thức ra bạn cũng cần phải sử dụng các công cụ hỗ trợ, biết sưu tầm, tăng độ hấp dẫn cho người nghe.
Điều đặc biệt nếu bạn xem lại nội dung mình đã thuyết trình qua những cuốn băng, bạn hoàn toàn có thể rút kinh nghiệm và biết bổ sung những gì cho lần sau và đó cũng là cách trau dồi kiến thức tốt.
Thứ ba: Tập luyện
Nếu không có sự luyện tập thường xuyên, bạn không thể tự tin nói năng lưu loát trước nhiều người. Rất ít người có khả năng thuyết trình bẩm sinh. Bạn tin không, những diễn giả nổi tiếng đều đã từng lo sợ như bạn, thậm chí không đủ tự tin để nói trước công chúng, nhưng họ đã vượt qua nhờ chăm chỉ tập luyện.
Hãy đứng trước gương, tưởng tượng đang nói chuyện với nhiều người, đọc và thuộc những nội dung đã chuẩn bị, đồng thời luyện những cử động, hành động, di chuyển phù hợp với nội dung.
Bạn cũng có thể tập nhóm, tập với gia đình từ các nội dung nhỏ, hàng ngày, rồi phát triển lên các nôi dung khó, đa dạng hơn, nó sẽ như bậc thang giúp bạn trưởng thành dần dần.
Thứ tư: Học và theo dõi chuyên trang này
Nếu vẫn chưa đủ tự tin, hãy tham gia vào các lớp giao tiếp, thuyết trình qua đó, bạn sẽ dần thấy thoải mái khi nói chuyện với nhiều người và tiếp tục theo dõi những bài viết của chúng tôi về kỹ năng mền, bạn có thể anh xạ vào đó để tự tập luyện.
Nếu bạn có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn có thể hoàn thành tốt công việc của mình và được nhiều người yêu quý, nhưng nếu bạn có thêm kỹ năng thuyết trình bạn hoàn toàn có thể trở thành người đào tạo, người chia sẻ, quản lý, lãnh đạo, chính khách, vì vậy tôi luôn khuyên bạn là hay tập trung, rèn luyện ngay hôm nay.